Sunday, March 15, 2009

8 Website giúp ví tiền bớt "đau"

Các dịch vụ trực tuyến như WishRadar, RetailMeNot và DealLocker sẽ giúp bạn săn lùng được những chương trình giảm giá cực hời.

Những tín đồ của mua sắm trên mạng luôn nắm rõ các ưu điểm nổi bật của "bán lẻ điện tử": giá rẻ hơn, danh mục lựa chọn phong phú hơn và đặc biệt là có thể giao dịch vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, tại bất cứ nơi nào có kết nối Internet.

Tuy nhiên, có một số chủng loại hàng hóa mà những khoản tiết kiệm không bao giờ hiện ra một cách công khai cho toàn bộ "bàn dân thiên hạ". Nếu như bạn không đăng ký nhận bản tin "khuyến mại" hoặc thường xuyên kiểm tra những email giảm giá gửi đến cho mình, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tiết kiệm hơn nữa.

Mua đồ điện tử "tân trang":

Lấy thí dụ, bạn đang có nhu cầu mua laptop hoặc một thiết bị phần cứng mới ư? Hãy tích cực truy cập vào website "Outlet" của các hãng máy tính, như Dell chẳng hạn. Bạn sẽ bắt gặp hệ thống Dell XPS M1530 mà nhiều người mê mẩn vì tính năng giải trí cực mạnh của nó đang được bày bán với giá rất hời.

Nếu như giá khởi điểm trên thị trường của M1530 lên tới 949 USD, thì trên quầy Outlet của Dell, bạn có thể sắm một dàn máy như vậy chỉ với 729 USD. Điều này đồng nghĩa với 220 USD đã được ở lại với ví tiền của bạn.

Xin nói thêm rằng cũng tại website này, bạn sẽ tìm được mọi mức giá hời, mọi chương trình khuyến mãi và "đại hạ giá" dành cho các sản phẩm desktop lẫn laptop của Dell. Đến đây, bạn thắc mắc vì sao giá bán lại rẻ như vậy?

Câu trả lời rằng vì đây là những món đồ được "tân trang, mông má, làm mới lại". Chúng không vượt qua được công đoạn kiểm tra chất lượng ban đầu của nhà sản xuất, hoặc bị khách hàng trả lại vì một lý do nào đó.

Đối với cả hai trường hợp nói trên, phần cứng đều đã được rà soát và kiểm tra lại (và sửa chữa nếu cần thiết), sau đó chuyển lại ra kho để bán. Nhưng tất nhiên, chúng sẽ không thể mang mác "hàng mới" được. Chính vì thế mà Dell mới tặng cho chúng những mức giảm giá "hào phóng".

Tuy nhiên, việc mua lại hàng "tân trang" kiểu này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thiết bị mua về có thể bị xây xát, trầy xước, có khuyết tật về phần cứng dù những yếu tố này không hề ảnh hưởng đến hoạt động của nó.

Hơn nữa, thời gian bảo hành cũng ngắn hơn bình thường (khoảng 90 ngày so với một năm). Riêng Apple là một ngoại lệ khi iPod, iMacs và các thiết bị khác đều được hưởng chế độ bảo hành 1 năm giống như hàng mới.

HP, Lenovo và các hãng khác thường bán PC "mông má" trực tiếp trên website của họ. Bạn cũng có thể tìm thấy đầu đĩa Blu-ray, điều khiển từ xa, ăngten GPS và nhiều đồ điện tử "mông má" khác tại những site như Buy.com, eCost hay Newegg.

Mức tiền tiết kiệm áng chừng: 220 USD
Đợi khoản tiết kiệm "tự đến":

Nên biết rằng, mạng web tràn ngập các nội dung giảm giá, khuyến mãi và những cách để tiết kiệm tiền hiệu quả.

Lấy thí dụ, trang WishRadar sẽ thông báo qua đường email cho bạn khi giá của một mặt hàng trên Amazon đã giảm tới mức mà bạn kỳ vọng. Tất nhiên trước đó, bạn phải tự lập ra một danh sách những mặt hàng mà mình đang để mắt tới cái đã.

Trang web chuyên so sánh giá cả PriceGrabber cũng cung cấp một công cụ tương tự: bổ sung thêm bất cứ sản phẩm nào vào giỏ mua sắm cá nhân của bạn, sau đó đặt chế độ "Báo động giá mục tiêu". Khi mặt hàng được niêm yết với mức giá đó, PriceGrabber sẽ thông báo cho bạn.

Nếu bạn thường xuyên mua hàng ở một số website nhất định thì hãy đăng ký để nhận bản tin qua mail của họ. Borders, CompUSA và eReader là ba trong số nhiều hãng thương mại điện tử rất hay tặng chương trình giảm giá độc quyền cho các thành viên.

Mức tiền tiết kiệm áng chừng: 100 USD/năm dựa trên thói quen mua sắm.

Lưu lại những phiếu giảm giá online:

Đã bao giờ bạn bước đến trang thanh toán của một website thương mại điện tử, để rồi ao ước rằng mình có thêm nhiều mã giảm giá "béo bở" hơn nữa? Tại sao lại không dành ra ít phút để săn lùng một cái mã như vậy nhỉ?

Chỉ việc mở một thanh tab mới trên cửa sổ trình duyệt, sau đó dùng Google, Yahoo, MSN để tìm kiếm tên cửa hàng và từ khóa "mã coupon" (hoặc "mã giảm giá", "mã khuyến mãi" đều được). Hoặc hãy truy cập thẳng vào những website chuyên "sưu tập mã" như DealLocker và RetailMeNot để tìm kiếm mã khuyến mãi mới nhất.

Có thể bạn sẽ chẳng tìm thấy gì và thoát ra tay trắng, nhưng cũng có khi, bạn lại tìm thấy một đoạn mã giúp mình tiết kiệm được 10% giá thành hoặc miễn phí giao hàng chẳng hạn. Tỷ lệ thành công, theo PCWorld lên tới 50%, rất đáng để bạn thử xem.

Mức tiền tiết kiệm áng chừng: 50 USD/năm dựa trên thói quen mua sắm.

Tiết kiệm tiền giao hàng (shipping):

Bàn về vấn đề phí giao hàng, hãy thẳng tiến tới website Free Shipping On... dể tìm kiếm khắp Amazon và eBay về những món hàng được hưởng chính sách "miễn phí".

Bạn cũng sẽ tìm thấy những phiếu "miễn phí shipping" cho những cửa hàng như Best Buy hay Staples tại đây. Hoặc là nhận được một danh sách từ A đến Z tất cả các chương trình khuyến mại "miễn phí ship" trên mạng web tại DealTaker.com.

Mức tiền tiết kiệm áng chừng: 60 USD/năm dựa trên thói quen mua sắm.

(Theo PCWorld)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thông Tin Chứng Khoán