Friday, August 29, 2008

Thanh toán trực tuyến: Vừa làm, vừa nghe ngóng

Thanh toán trực tuyến phổ biến tại các quốc gia phát triển bởi sự tiện lợi và độ an toàn cao. Tuy nhiên, hàng tỷ đô la đã được trả cho một hệ thống, nhưng vẫn chưa thể được gọi là hoàn hảo. Điều đó giải thích tại sao dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam vẫn còn rụt rè, manh mún…

Vấn nạn song hành

Mastercard có hơn 25 triệu địa điểm tại 210 quốc gia trên cả thế giới chấp nhận thanh toán tín dụng của hãng này. Cộng với việc hỗ trợ khách hàng 24/24h hàng ngày, 365 ngày/năm không ngưng nghỉ, nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Tuy nhiên, phòng chăm sóc khách hàng vẫn nhận không ít những thông tin phản hồi về tình trạng bị mất, trộm cắp tài khoản. Điều này sẽ dễ hiểu hơn nếu ai đó tham gia một số diễn đàn của các hacker. Trung bình mỗi ngày trên VN Hacker Communitx, các hacker chia sẻ cho nhau từ 5-10 tài khoản tín dụng ăn cắp được. Thông qua một số phần mềm lấy trộm thông tin, các hacker cài đặt vào các site mua bán hàng hoá trên mạng.

Hoặc, một chiều khác là hacker tạo ra một trang tin giả tạo lừa khách hàng để lấy thông tin chủ thẻ cùng mật mã. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là website thanh toán của Yahoo cũng bị làm giả trong ngày 13/8 vừa qua. Hiện trang tin giả này vẫn tồn tại mà không có đơn vị nào can thiệp.

Có thể nói, dù công nghệ có cao siêu đến mấy, khách hàng thanh toán trực tuyến vẫn luôn có nguy cơ bị hacker lừa đảo để trộm cắp tài khoản. Các ngân hàng, các đơn vị hoạt động tài chính trong lĩnh vực phát hành thẻ thanh toán đã áp dụng nhiều hình thức cảnh báo hỗ trợ như: nhắn tin mỗi khi số dư tài khoản thay đổi, xác thực thanh toán qua điện thoại…Thậm chí, cả những định chế tài chính riêng do Mastercard thiết lập và được chính phủ nhiều quốc gia thông qua nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để vấn nạn này.

Thô sơ nhưng chắc

Khái niệm “đi chợ Internet”, “Hội chợ trên Internet”…không còn mới là nhờ thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được nhiều khách hàng đón nhận hơn. Sự phát triển này đòi hỏi dịch vụ thanh toán trực tuyến phải đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất. Việt Nam đã có nhiều hình thức thanh toán nhờ hệ thống máy tính điện tử, tuy nhiên mức độ phát triển có thể nói chưa hơn gì so với công nghệ “tiền trao, cháo múc”. Đó là phương thức mua bán truyền thống, đến tận nơi, xem hàng, chọn mua và trả tiền. Các loại thẻ thanh toán hiện tại các công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam lựa chọn đó là thẻ giới hạn số tiền nhỏ, lẻ. Mỗi lần dùng hết, khách hàng lại đi mua thẻ mới.

Đầu tháng 8/2008, một công ty cổ phần trực tuyến đã cho ra mắt dịch vụ Ví điện tử. Dịch vụ này cho phép khách hàng mở các tài khoản tương ứng so với nhu cầu. Hình thức nạp tiền có thể nộp tiền trực tiếp, chuyển khoản…Khi đã có tài khoản, khách hàng có thể sử dụng để mua bán trên mạng tuy nhiên cũng chỉ thông qua website là đối tác của công ty cung cấp dịch vụ trên.

Ông Nguyễn Anh Đức, một khách hàng cho biết: “Tôi cũng thường xuyên mua bán một số sản phẩm và chơi game. Hình thức trên là ý tưởng khá hay tuy nhiên theo tôi cũng không có gì vượt trội. Thanh toán trực tuyến của mình kiểu dạng bán thẻ mấy trò chơi game Võ Lâm, Audition…Khách hàng vẫn phải đến các địa điểm mua thẻ rồi về nạp. Nhiều khi trong túi có vài cái thẻ, mỗi cái dùng cho một loại!

Hình thức ví điện tử ở trên nhằm hạn chế việc khách hàng phải đi lại mua thẻ thanh toán, nhưng lại giới hạn sử dụng bởi hệ thống đối tác. Theo tôi, khi đã áp dụng quy chế trả lương qua thẻ, tại sao các ngân hàng không mạnh dạn áp dụng thanh toán trực tuyến cho thẻ ATM”.

Trả lời vấn đề trên, ông Lê Hoàng Anh, Ngân hàng Cổ phần Nhà Hà Nội cho biết: “Hầu hết các ngân hàng đều có chiến lược nhưng vẫn nghe ngóng và áp dụng ở lượng giao dịch nhỏ. Cái này cần sự điều tiết và đi đầu từ Ngân hàng Nhà nước.”

(Theo KH&DS)

No comments:

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Thiết Kế Website

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thông Tin Chứng Khoán